Du lịch Hà Giang với những cảnh đẹp làm say đắm lòng người biết thưởng thức. Không chỉ vậy, cuộc sống và bản sắc văn hóa của dân tộc nơi đây cũng là nét độc đáo được nhiều du khách ham mê tìm hiểu. Vậy Hà Giang có bao nhiêu dân tộc? Cùng linhtruongxanhtravel khám phá nhé.
1/ Dân tộc Mông
Dân tộc Mông còn có tên gọi khác là Miếu Hạ, Mán Trắng, Mẹo, Mèo. Cộng đồng người Mông thường trồng xen canh trên nương rẫy với nét văn hóa độc đáo là vẽ bằng sáp ong và nhuộm chàm trên vải lanh trắng. Họ chăn nuôi gia súc, gia cầm và ngựa là phương tiện vận chuyển.
Dân tộc Mông chiếm đa số dân số tại Hà Giang
2/ Dân tộc Dao
Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, sinh sống tại các tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu,… Người Dao thường trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoa, sắn và chăn nuôi dê, trâu, bò, lợn gà trên các sườn núi. Với vốn văn nghệ dân gian phong phú cùng các trò chơi truyền thông như đu quay, đi cà kheo thu hút khách tham quan.
Bài viết liên quan
Danh sách khách sạn, nhà nghỉ Hà Giang rẻ đẹp, nhiều ưu đãi
Du lịch Hà Giang tháng 4 có gì đẹp? Những địa điểm chất nhất
3/ Dân tộc Pu Péo
Người Pu Péo sinh sống tại Hà Giang có số lượng chỉ hơn 600 người. Người dân thường sinh sống ở những bồn địa giữa núi. Với điều kiện khí hậu á nhiệt đới, người dân tộc Pu Péo thường làm ruộng nước.
Người Pu Péo sinh sống tại Hà Giang có số lượng chỉ hơn 600 người
Người Pu Péo với những án cổ văn, lễ hội, dân ca, cưới xin theo phong tục riêng. Chính nhờ những nét đẹp trong văn hóa thu hút khách du lịch khám phá những nét đẹp độc đáo của vùng đất nơi đây.
4/ Dân tộc Pà Thẻn
Người Pà Thẻn sinh sống tại một bộ phận tỉnh Hà Giang. Nét văn hóa của người Pà Thẻn nằm ở nét đẹp của trang phục và bản sắc văn hóa. Đời sống tinh thần của họ cũng rất phong phú và đa dạng. Sinh hoạt và văn hóa của người Pà Thẻn gần giống như người Tày thể hiện trong trang phục và nhà ở.
5/ Dân tộc Lô Lô
Dân tộc Lô Lô còn có tên gọi khác là Màn Di, La La, Qua La, Ô Man,… Người Lô Lô chủ yếu là làm ruộng nước các cây trồng chính như lúa tẻ, lúa nếp và ngô. Với các điệu múa dân gian, trống đồng là nhạc khí dân gian quen thuộc. Đây cũng là nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân tộc Lô Lô.
Người Lô Lô chủ yếu là làm ruộng nước các cây trồng chính như lúa tẻ, lúa nếp và ngô
6/ Dân tộc Phù Lá
Người dân tộc Phù Lá hình thành và xuất hiện khoảng trên 100 năm. Hiện nay, người Phù Lá vẫn giữ được những nét đẹp trong văn hóa dân gian của mình. Một trong những điểm thu hút du khách của đồng bào nơi đây đó là trang phục với phong cách độc đáo và không lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác.
Hà Giang có tổng cộng 23 cộng đồng dân tộc sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 31%, dân tộc Tày trên 27%, dân tộc Dao 15%, dân tộc Kinh 11% còn lại là các dân tộc khác. Có những dân tộc ít người chỉ Hà Giang mới có hoặc có nhiều hơn các tỉnh khác như La Chí,, Bố Y, Phù Lá, Cờ Lao, Giáy,…
Bài viết trên đây của linhtruongxanhtravel.com đã giúp bạn trả lời được câu hỏi Hà Giang có bao nhiêu dân tộc. Đến với vùng đất xinh đẹp này, bạn vừa có thể ngắm mình nét đẹp hoang sơ cùng sự độc đáo trong văn hóa các dân tộc tại mảnh đất địa đầu Tổ Quốc.
Comments (No)